Bài đăng

NHẬT KÝ MÙA HÈ NĂM THỨ 3-2019

NHẬT KÝ MÙA HÈ NĂM THỨ 3-2019 LNV : Tạm gác mấy số về tiếng Việt 1. Cuối tháng 3. Nắng như đổ lửa xuống mảnh đất Sài Gòn. Thấy lịch nghỉ Lễ Quốc tổ được 03 ngày, bàn với người nhà đi Tây Nguyên, tiện thể mời người thầy dạy thuở mình còn nhỏ, đi cùng. May sao, vừa lúc chị Tuyết, một học viên ở Tây Nguyên, hỏi, nếu lên Tây Nguyên thì anh con giai nhà chị sẽ làm tài. “Cảm ơn nhưng xưa nay tôi không đi ké của ai cả”. “Không, em cho thuê mà. Giá cả thì thị trường thôi!”. “Ừ, thế được”. Một chút trục trặc: thằng con có lịch thi. Chúng nó phải ở nhà. Hủy kèo chị Tuyết. “Vậy em cũng không tới đi cùng thầy”. Thế càng hay, chẳng sao. Gọi mời vợ chồng anh Thuyết. Chị vợ trả lời có thể ngày đó ông xã em đi công tác, chỉ còn mình em rảnh thôi. “Vậy chị cũng đừng đi. Tình ngay, lý gian mà”. May, cả vợ chồng anh chị cùng … tháp tùng phái đoàn. Thác Draynur đẹp thiệt nhưng bắt đầu ung thư. Nói thế, bởi chúng nó làm thủy điện trên đầu, hết nước. Ghé thác Trinh nữ. Cũng sắp ung thư. “Vậy thì thà

NÊN TĂNG TUỔI HƯU LÊN TÁM MƯƠI LĂM ĐỐI VỚI NAM

NÊN TĂNG TUỔI HƯU LÊN TÁM MƯƠI LĂM ĐỐI VỚI NAM Anh em gọi, bảo phải vào cơ quan họp về vấn đề tăng tuổi hưu. Nếu vắng mặt thì phải mần đơn, nêu rõ lý do và cũng phải trình bày quan điểm trong một trang (A 4 ) . “Ý kiến của tôi là rất rõ ràng, nhất quán theo chủ trương của Đảng ta: nên tăng tuổi hưu và tăng lên tám mươi lăm đối với nam và sáu mươi lăm hoặc bảy chục đối với nữ”. Lý do? Tôi quan sát thấy, với tất cả nam giới, đặc biệt là đảng viên, Đảng toàn là tốt, đúng; toàn hô hào làm theo chủ trương, đường lối của Đảng; rằng chỉ có chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là vĩ đại, còn lại đều rác rưởi. Thế nhưng, vừa nghỉ hưu đã quay ra nói về Đảng, toàn chê bai, toàn khích bác, y như rằng lúc còn đương nhiệm chỉ duy nhất mình đúng, những người khác toàn bậy bạ. Nếu đám cơ hội này cùng lúc nghỉ hưu, xúm lại rêu rao thì Đảng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên chi, cho họ kéo dài thêm thời gian công tác để họ khỏi làm loạn. Riêng nữ, đặc biệt là đảng viên, đã hiến dâng tuổi than

ĐẠO VĂN HAY "TRÍCH DẪN CHƯA CHUYÊN NGHIỆP"?

Chỉ phạm lỗi kỹ thuật ! Theo kết luận này, ngày 1.11.2017, học viện đã nhận được đơn tố cáo của tiến sĩ Mai tố cáo bà Nguyên đạo văn trong công trình luận án tiến sĩ được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội năm 2014. Học viện đã lập Hội đồng thẩm định xem xét luận án tiến sĩ với đề tài Cảnh huống ngôn ngữ ở cộng đồng Chăm tại TP.HCM của bà Nguyên. Sau khi thẩm định, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội đã kết luận không có việc đạo văn trong công trình này. Đề tài có đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu... Kết luận chỉ cho rằng luận án chưa chuyên nghiệp trong các trích dẫn từ trang 17 - 24. Trước đó, vào tháng 6.2017, liên lạc với PV  Thanh Niên , tiến sĩ Mai tố cáo luận án tiến sĩ của tác giả Trần Phương Nguyên sao chép nhiều đoạn từ 2 quyển sách Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản (xuất bản năm 1999) và Kế hoạch hóa ngôn ngữ - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô (xuất bản năm 2003) của GS-TS Nguyễn Văn Khan "Việc trích dẫn chỉ vi phạm lỗi kỹ thuật

Đến với ngôn ngữ văn hóa Nam Bộ

Hình ảnh
Có khi nào bạn tự hỏi những từ ngữ mà chúng ta thường nghe như: “chèn đét ơi...”, “lãng nhách”, “quậy đục nước”,...có nguồn gốc từ đâu? Tại sao từ ngữ mà người Nam Bộ sử dụng lại mang màu sắc đặc trưng như vậy? Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hồ Xuân Mai sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên qua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ văn hóa của người Nam Bộ .  Tiến sĩ Hồ Xuân Mai hiện là cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Chính sự am hiểu về vùng đất Nam Bộ cộng với tình yêu thương những con người chất phác, hiền lành, thật thà nơi đây đã thôi thúc tác giả viết tác phẩm  “Ngôn ngữ văn hóa Nam Bộ”. Tác phẩm sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về ngôn ngữ văn hóa của một vùng miệt vườn sông nước rộng lớn. Sách được chia làm ba chương: Chương một đề cập Tự nhiên, xã hội và bản chất người Nam bộ; Chương hai mô tả đặc điểm tiếng Việt Nam Bộ; Chương 3 đi sâu vào nội dung ngôn ngữ văn hóa Nam Bộ. Các chương đều được tr

Tiến sĩ tố đồng nghiệp đạo văn gửi đơn khiếu nại lên Ban tuyên giáo Trung ương

Hình ảnh
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, người tố cáo đồng nghiệp đạo văn, đã gửi đơn khiếu nại lên Ban Tuyên giáo Trung ương sau khi nhận được kết  luận mà theo ông là không thỏa đáng.   Tác phẩm từ luận án tiến sĩ (phải) mà tiến sĩ Hồ Xuân Mai tố cáo ĐĂNG NGUYÊN Ngày 29.03, tiến sĩ Hồ Xuân Mai, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ (KHXHNB) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,  đã gửi đơn khiếu nại đến Ban Tuyên giáo Trung ương. Ông Mai tố cáo GS.TS Phạm Văn Đức, Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội bao che sai trái của học viên. Cụ thể, ông Mai cho biết tháng 11.2017, ông có gửi thư cho Giám đốc Học viện, thông báo luận án tiến sĩ của bà Trần Phương Nguyên, cán bộ của Viện KHXHNB, học viên của Học viện, là sao chép. Ông Phạm Văn Đức không trả lời. Sau đó, trong “Thông báo kết luận” do PGS.TS Bùi Nguyên Khánh (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) ký ngày 15.1.2018, ông Phạm Văn Đức cho rằng những lỗi như vậy là do “trích dẫn chưa chuyên nghiệp, khô

Tiến sĩ Hồ Xuân Mai nói không tiếp tay cho “tiến sĩ chép sách”

Hình ảnh
(BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM) Ngày 11/12, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên, công tác tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) gọi điện đến đường dây nóng Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, đã yêu cầu Tiến sĩ Hồ Xuân Mai cùng công tác tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ gửi thư yêu cầu Báo gỡ những tin bài tố cáo liên quan đến  "lò ấp tiến sĩ"  sao chép sách. Ngay sau đó, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với Tiến sĩ Mai để xác minh vụ việc. Tiến sĩ Mai khẳng định không có việc đó và mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ sự việc. Tiến sĩ Hồ Xuân Mai (ảnh trên) và Tiến sĩ Trần Phương Nguyên (ảnh dưới) cùng các tác phẩm liên quan đến vụ việc.. Tiến sĩ Mai nói: "Tôi cũng có ý không truy cứu việc Tiến sĩ Trần Phương Nguyên, người được nêu trong loạt bài “ Tiến sĩ làm luận án bằng cách… sao chép sách đồng nghiệp ” nữa, nhưng quyết định cuối cùng là do cơ sở đào tạo (Học viện Sau Đại học, Viện Hàn lâm Khoa họ

Tiến sĩ ngôn ngữ Hồ Xuân Mai: “Tôi tra 5 cuốn từ điển tiếng Việt, không thấy 2 từ “thu giá”

Hình ảnh
Thưa Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, về khía cạnh ngôn ngữ học, việc Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra khái niệm “thu giá”, liệu có phù hợp với thực tế hay không ?  - Tôi có nghe nói hai từ “thu giá”, nhưng cứ nghĩ ai đó nói cho vui, hoặc bịa ra để đùa nhau nên chẳng để ý. Cho tới sáng nay 23.5, một người từ bên Australia nhắn qua facebook cho tôi; kèm theo là hình chụp “Trạm thu giá Bến Lức”, tôi mới… ngớ  người ra, hoá ra nó có thật. Tôi rất ngạc nhiên là từ “thu giá” này lại do một bộ của nhà nước đặt ra hẳn hoi, chứ không phải là chuyện vui. Vì hình chụp cho thấy nó được treo ở một trạm thu phí giao thông… Tôi nghĩ nó liên quan tới tiền, nhưng hoàn toàn không hiểu nghĩa của nó là gì. Nghĩ mình kém, tôi đã tra 5 quyển từ điển tiếng Việt hiện có trên bàn làm việc của tôi. Trong đó, có những quyển có uy tín nhất hiện nay của tác giả Hoàng Phê (chủ biên, một bản do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1988, một bản do Nhà xuất bản Đà Nẵng in năm 2000 và một bản do Nhà xuất bản Hồng Đức